Insulin là gì? Tác dụng của insulin và liều lượng cần lưu ý

Với tình trạng đái tháo đường ngày càng trẻ hóa và tăng cao tại Việt Nam và trên thế giới thì insulin là một khái niệm mà nhiều người quan tâm. Để hiểu rõ hơn về chúng, hãy cùng HYRO tìm hiểu chi tiết về bản chất insulin là gì? Có vai trò, tác dụng và những lưu ý khi sử dụng insulin theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế bên dưới nội dung sau.

Insulin là gì?

Insulin là một hormone quan trọng do tuyến tụy sản xuất, có vai trò điều chỉnh đường huyết và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể. Nó được tạo ra bởi các tế bào Beta trong đảo tụy, là chất duy nhất có thể hạ đường huyết, giúp chuyển glucose từ máu vào các tế bào để sử dụng, đồng thời chuyển hóa carbohydrate, mỡ và gan thành năng lượng ATP cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.

Insulin nội sinh và ngoại sinh đóng vai trò khác nhau trong việc điều chỉnh đường huyết. Insulin nội sinh do tuyến tụy sản xuất tự nhiên, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và chuyển glucose vào tế bào, giúp chuyển hóa năng lượng. Insulin ngoại sinh được sản xuất nhân tạo và thường được chỉ định tiêm cho những người bị đái tháo đường, khi cơ thể không thể tạo ra đủ insulin hoặc sử dụng insulin không hiệu quả, nhằm mục đích duy trì cân bằng đường huyết và hỗ trợ chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.

Insulin là một hormone quan trọng do tuyến tụy sản xuất
Insulin là một hormone quan trọng do tuyến tụy sản xuất

Insulin có tác dụng gì?

Insulin đóng vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, các tác dụng của Insulin với cơ thể bao gồm:

Điều hòa lượng đường trong máu

Insulin đóng vai trò vận chuyển glucose từ máu vào tế bào, ngăn chặn sự chuyển hóa glycogen thành đường không kiểm soát. Khi cơ thể thiếu insulin, glycogen liên tục chuyển thành glucose, tạo lượng đường thừa trong máu, dẫn đến bệnh tiểu đường.

Cơ chế hoạt động của insulin bao gồm việc hỗ trợ tế bào sử dụng glucose, chuyển đổi năng lượng, kích thích tổng hợp protein và lưu trữ axit béo, đảm bảo cân bằng chất dinh dưỡng trong cơ thể.

Insulin đóng vai trò điều hòa lượng đường trong máu
Insulin đóng vai trò điều hòa lượng đường trong máu

Hỗ trợ lưu trữ năng lượng

Sau khi ăn, lượng glucose tăng cao sẽ kích thích tế bào beta tụy tiết insulin. Insulin giúp chuyển đổi và lưu trữ glucose thành glycogen tại gan và cơ bắp, đồng thời tích trữ mỡ và protein trong cơ thể. Ngược lại khi đói, cơ thể sẽ chuyển glycogen ngược trở lại thành glucose để duy trì đường huyết ổn định. Quá trình này đảm bảo nguồn năng lượng liên tục, ngăn ngừa sự dao động đột ngột của lượng đường trong máu và hỗ trợ các chức năng sinh học quan trọng.

Ảnh hưởng đến các cơ quan khác

Insulin là một hormone có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu. Nó không chỉ giúp các tế bào trong cơ thể hấp thụ glucose từ máu để tạo năng lượng mà còn có tác động đáng kể đến hoạt động của các mô cơ và mô mỡ.

  • Đối với mô cơ, insulin thúc đẩy quá trình chuyển hóa glucose, giúp cơ bắp sử dụng glucose làm nhiên liệu trong quá trình hoạt động và phục hồi.  Insulin kích thích quá trình glycolysis, giúp glucose được phân hủy để sinh ra năng lượng. Đồng thời, hormone này cũng thúc đẩy sự tổng hợp glycogen, dự trữ glucose dưới dạng glycogen trong cơ bắp để sử dụng khi cần thiết.
  • Đối với mô mỡ, insulin đóng một vai trò trung tâm trong việc ngăn chặn sự phân hủy mỡ. Khi cấp độ insulin cao, quá trình lipolysis phân hủy các lipit để giải phóng năng lượng bị ức chế, từ đó các mô mỡ được bảo tồn thông qua quá trình ngăn chặn sự phân giải triglycerides thành các axit béo tự do. Ngoài ra, insulin cũng thúc đẩy quá trình tổng hợp mỡ mới từ các nguồn năng lượng dư thừa trong cơ thể. 
Insulin có ảnh hưởng đến mô cơ và mô mỡ
Insulin có ảnh hưởng đến mô cơ và mô mỡ

Sự thiếu hụt hoặc thừa insulin

Sự thay đổi nồng độ insulin trong cơ thể dùng là thừa hay thiếu cũng gây ra nhiều tác hại cho cơ thể, cụ thể: 

Bệnh tiểu đường

Tình trạng thiếu insulin là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh tiểu đường type 1 và type 2: 

  • Tiểu Đường Type 1: Tiểu đường type 1 là một rối loạn tự miễn dịch, trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công và phá hủy các tế bào beta trong tuyến tụy, chịu trách nhiệm sản xuất insulin. Do đó, bệnh nhân mắc tiểu đường type 1 thường gặp phải tình trạng thiếu hụt insulin nghiêm trọng. 
  • Tiểu Đường Type 2: Khác với type 1, tiểu đường type 2 phát triển do cơ thể trở nên kháng insulin hoặc tuyến tụy không sản xuất đủ insulin để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Đây là hình thức phổ biến nhất của bệnh tiểu đường và thường liên quan đến yếu tố tuổi tác, chế độ ăn uống không lành mạnh, béo phì và thiếu vận động. 

Bệnh nhân mắc tiểu đường có thể gặp các triệu chứng như: Có cảm giác khát và đi tiểu thường xuyên. Luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải trong người, tăng hoặc tụt cân bất thường, thị lực có dấu hiệu mờ dần, lâu lành vết thương và dễ nhiễm trùng. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt insulin trong cơ thể có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như: Hôn mê do đường huyết cao (ketoacidosis) hoặc tổn thương thận, mắt, thần kinh và tim mạch.

Người bệnh tiểu đường thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải
Người bệnh tiểu đường thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải

Hội chứng kháng insulin

Kháng insulin là tình trạng cơ thể giảm đáp ứng insulin. Tình trạng này không chỉ khiến tuyến tụy phải làm việc nặng nhọc hơn để sản xuất insulin mà còn dẫn đến sự tích tụ glucose trong máu, tăng nguy cơ phát triển tiểu đường type 2 và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như bệnh tim mạch và đột quỵ. Các triệu chứng của kháng insulin bao gồm mức đường huyết cao không kiểm soát, mỡ máu cao, và huyết áp cao, tất cả đều là thành phần của hội chứng chuyển hóa, một nhóm các rối loạn sức khỏe liên quan. 

Sử dụng insulin trong điều trị y học

Hiện nay, y học hiện đại đã ứng dụng thành công việc sử dụng insulin trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý nguy hiểm như: 

Điều trị tiểu đường

Ở những người mắc tiểu đường type 1, tuyến tụy không thể sản xuất insulin, vì vậy việc tiêm insulin là thiết yếu để duy trì mức đường huyết ổn định. Đối với vấn đề này, bệnh nhân tiêm phối hợp insulin tác dụng trung gian (50-75% tổng liều) và insulin tác dụng nhanh trước các bữa ăn, với liều ban đầu từ 0,2-0,6 đơn vị/kg/ngày. Ở trẻ em, liều khởi đầu thường là 0,5-1 đơn vị/kg/ngày, còn ở người lớn dao động từ 15-30 đơn vị/ngày tùy theo thể trạng. 

Trong khi đó, với tiểu đường type 2, bệnh nhân ban đầu có thể kiểm soát đường huyết thông qua thuốc uống và điều chỉnh lối sống, bao gồm chế độ ăn và hoạt động thể chất. Tuy nhiên, trong trường hợp các biện pháp này không còn hiệu quả, insulin nhân tạo có thể được thêm vào để giúp duy trì mức đường huyết trong khoảng an toàn. 

Ứng dụng khác của insulin

Insulin còn có vai trò sinh lý quan trọng trên nhiều hệ thống cơ quan cơ thể. Các nghiên cứu mới cho thấy insulin có tác động đến não, tim, thận, xương, da và nang tóc, hỗ trợ quá trình hình thành xương, giảm viêm, bảo vệ hệ thần kinh và chống xơ vữa động mạch. Các chất hoạt hóa thụ thể insulin như metformin và sulfonylurea đã được nghiên cứu ứng dụng bảo vệ thận và tăng cường tiết insulin.

Sự thay đổi của đường huyết khi uống nước tăng lực HYRO

Việc uống nước tăng lực có đường có thể khiến đường huyết tăng đột ngột, và việc lặp lại thường xuyên dẫn đến kháng insulin và nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, đối với nước tăng lực HYRO không bổ sung đường đã được chứng minh qua các thử nghiệm với chỉ số đường huyết ổn định ở mức 105-110 mg/dl, không gây biến động lớn. Như vậy, nếu bạn cần một sản phẩm giúp tỉnh táo tức thời, tăng cường năng lượng để chạy deadline, thức khuya hay các hoạt động mạnh mà không quá gây hại cho sức khỏe thì HYRO Energy chính là lựa chọn tốt nhất.

Nước tăng lực HYRO không làm tăng lượng đường huyết như các loại nước ngọt thông thường
Nước tăng lực HYRO không làm tăng lượng đường huyết như các loại nước ngọt thông thường

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn dễ dàng giải đáp thắc mắc insulin là gì? Có vai trò và ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ, cũng như hiểu hơn về các phương pháp sử dụng trong điều trị y học để hỗ trợ điều trị tiểu đường. Ngoài ra, nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào với nội dung trên, đừng ngần ngại liên hệ cho HYRO ngay nhé!

5/5 - (1 vote)
ĐĂNG LÊN 03/02/20253

Ngày nay, trong các hoạt động thể thao, nước tăng lực không đường đang dần trở nên phổ biến với các vận động viên trong quá trình thi đấu và…

ĐĂNG LÊN 03/02/20253

Đối với người mắc bệnh tiểu đường, việc duy trì mức đường huyết ổn định là chìa khóa để ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra…

ĐĂNG LÊN 03/02/20253

Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng các sản phẩm giải khát không có chứa calo ngày càng tăng cao. Do đó, hàng loạt các thương hiệu nước…