Việc tiêu thụ quá nhiều đường là nguyên nhân âm thầm trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe. Ngày nay đã có nhiều bằng chứng khoa học và các chuyên gia y tế chỉ ra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ quá nhiều đường có thể gây ra các bệnh mãn tính. Hãy cùng bài viết phân tích chi tiết về mối liên hệ giữa đường và các bệnh mãn tính, từ đó sáng tỏ lý do vì sao việc tiêu thụ quá nhiều chất ngọt này có thể dẫn đến hàng loạt hệ lụy nghiêm trọng.
Đường là các hợp chất hóa học dạng tinh thể thuộc nhóm cacbohidrat. Các loại đường phổ biến bao gồm glucose (hay còn gọi là đường nho), fructose (đường trái cây), sucrose (còn được biết đến với các tên gọi như đường mía, đường cát, hoặc đường phèn), maltose (đường mạch nha), và lactose (đường sữa). Bên cạnh đó, có cả nhóm các đường đa như tinh bột và xenlulozo, được cấu tạo từ các chuỗi polime.
Hiện nay, đường được chia thành hai nhóm chính là đường tự nhiên và đường bổ sung, trong đó:
Quá trình tiêu thụ sẽ khiến cho lượng glucose từ đường được hấp thụ ngay vào máu qua niêm mạc ruột non và vận chuyển đến các tế bào, nhanh chóng làm tăng nồng độ đường trong máu và kích thích tiết insulin để đưa glucose vào tế bào, tại đây thành phần này sẽ được chuyển hóa thành năng lượng hoặc lưu trữ dưới dạng glycogen. Việc tiêu thụ đường quá mức có thể dẫn đến tăng lượng glucose trong máu dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển hóa, đái tháo đường và các vấn đề sức khỏe khác như suy thận và bệnh tim.
Bên cạnh đó, quá trình tiêu thụ quá nhiều đường còn khiến cho hàm lượng fructose dư thừa, tạo gánh nặng cho gan và dẫn đến các vấn đề sức khỏe như đề kháng insulin tác động tiêu cực đến nhiều cơ quan và hệ thống trong cơ thể.
Quá trình tiêu thụ quá nhiều đường có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với cơ thể, từ đó dễ mắc phải những bệnh mãn tính như:
Tiêu thụ đường quá mức kích thích cơ thể sản xuất nhiều insulin, dần dẫn đến tình trạng kháng insulin. Hậu quả là glucose không được hấp thụ hiệu quả, tích tụ trong máu tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Các dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường loại 2 bao gồm mệt mỏi kéo dài, tăng cân không rõ nguyên nhân, khát nước và đi tiểu thường xuyên.
Đường cung cấp calo rỗng đây là một dạng năng lượng không đi kèm giá trị dinh dưỡng, không tạo cảm giác no, dẫn đến việc mọi người tiêu thụ quá nhiều calo mà không hay biết. Hậu quả là tình trạng tích tụ mỡ thừa, gây ra béo phì.
Bên cạnh đó, tình trạng béo phì cũng có thể đi kèm một số bệnh lý nguy hiểm như: có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, gan nhiễm mỡ và hội chứng chuyển hóa.
Khi tiêu thụ nhiều đường, cơ thể phản ứng bằng cách tăng sản xuất triglyceride và cholesterol LDL (thường được gọi là cholesterol xấu). Sự gia tăng này tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xơ vữa động mạch, gia tăng đáng kể nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch nghiêm trọng như đau tim và đột quỵ.
Song song với tác động lên hệ tim mạch, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD) cũng là vấn đề thường gặp ở người ăn nhiều đường. Khi cơ thể tiếp nhận lượng đường vượt quá nhu cầu, gan phải đối mặt với gánh nặng chuyển hóa, gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ.
Khi cơ thể nạp đường quá mức, nồng độ insulin trong máu tăng sẽ tăng lên, điều này sẽ tạo điều kiện phát triển và lan rộng của các tế bào ung thư và phân chia tế bào nhanh chóng. Các nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra mối liên hệ đáng chú ý giữa tiêu thụ đường cao và sự gia tăng tỷ lệ mắc một số loại ung thư phổ biến như ung thư vú, ung thư tuyến tụy.
Hội chứng chuyển hóa có thể nhận biết qua các dấu hiệu như béo bụng, huyết áp cao, lượng đường máu tăng và rối loạn lipid máu.
Khi cơ thể liên tục tiêu thụ quá nhiều đường, nó phải hoạt động nhiều hơn để duy trì cân bằng chuyển hóa. Đường dư thừa được chuyển hóa thành chất béo, tích tụ quanh vùng bụng, dẫn đến tình trạng béo bụng. Đồng thời, quá trình này cũng gây ra mất cân bằng nồng độ đường huyết, làm tăng áp lực lên hệ thống điều hòa insulin của cơ thể, dẫn đến rối loạn lipid máu. Dẫn đến sự gia tăng triglyceride và giảm cholesterol HDL (cholesterol tốt), tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của xơ vữa động mạch và tăng huyết áp.
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến mọi người dễ tiêu thụ đường mất kiểm soát:
Đường được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm chế biến sẵn như đồ uống có đường, bánh kẹo, và thực phẩm đóng hộp. Những sản phẩm này thường chứa lượng đường cao để tăng cường hương vị, cải thiện kết cấu và kéo dài thời hạn sử dụng. Do đó, chúng trở thành một trong những nguồn cung cấp đường chính trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Thói quen tiêu thụ đồ ngọt như một phương pháp giảm căng thẳng hoặc như một phần của các hoạt động giao lưu xã hội là khá phổ biến.
Quảng cáo và tiếp thị mạnh mẽ, đặc biệt là những chiến dịch nhắm vào trẻ em và người tiêu dùng trẻ, thường làm tăng sự hấp dẫn của thực phẩm và đồ uống chứa đường. Các chiến dịch này tận dụng tâm lý thích ngọt của người tiêu dùng để thúc đẩy mua hàng, dẫn đến việc tiêu thụ đường trong chế độ ăn uống của nhiều người.
Để ngăn ngừa những bệnh lý mãn tính xuất hiện, bạn cần áp dụng những biện pháp giúp giảm lượng đường tiêu thụ hàng ngày dưới đây:
Bạn cần đặc biệt chú ý đến nguồn gốc đường phổ biến trong thực đơn hàng ngày của mình. Đồng thời, hạn chế đồ uống có đường, bánh kẹo và các sản phẩm chế biến sẵn là những thay đổi cơ bản có thể tạo ra tác động lớn. Đọc kỹ nhãn thực phẩm để nhận biết và tránh các sản phẩm chứa nhiều đường bổ sung như dextrose, maltose và sucrose.
Kế đến, bạn nên ưu tiên sử dụng những thực phẩm lành mạnh như trái cây tươi để có vị ngọt tự nhiên và bổ sung thêm nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ có lợi cho sức khoẻ. Trong thời gian đầu, nếu bạn chưa thể cắt giảm đồ ngọt ngay được, bạn có thể sử dụng các chất làm ngọt tự nhiên như stevia hoặc mật ong. Ngoài ra, để duy trì sự tỉnh táo suốt ngày dài làm việc, bạn cũng có thể sử dụng nước tăng lực HYRO không đường với liều lượng vừa phải.
HYRO hiện đang là một trong những thức uống được ưa chuộng trên thị trường nước tăng lực nhờ công thức độc đáo kết hợp giữa hiệu quả và an toàn cho sức khỏe.
Điều tạo nên sự khác biệt vượt trội của HYRO so với các đối thủ cùng phân khúc chính là cam kết không bổ sung thêm đường. Thay vào đó, hương vị thơm ngon và độ ngọt vừa phải của sản phẩm đến từ sự kết hợp tinh tế của chiết xuất cỏ ngọt, nước ép táo cô đặc và dứa thơm, nhờ đó giảm thiểu lượng đường tiêu thụ mà còn nâng cao giá trị dinh dưỡng, đáp ứng xu hướng tiêu dùng thông minh và quan tâm đến sức khỏe của người dùng hiện đại.
Ngoài ra, để duy trì sức khỏe ổn định, bạn cần xây dựng và duy trì một thói quen ăn uống lành mạnh, kiểm soát lượng đường tiêu thụ trong cơ thể. Ăn uống đúng bữa và tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu protein và chất xơ để giúp duy trì năng lượng ổn định mà còn giảm cảm giác thèm đường.
Tăng cường vận động cơ thể là một phần không thể thiếu trong quá trình giảm tiêu thụ đường. Hoạt động thể chất đều đặn không chỉ giúp duy trì cân nặng lý tưởng mà còn cải thiện quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến chuyển hóa.
Căng thẳng và thiếu ngủ có thể kích thích ham muốn tiêu thụ đồ ngọt như một cách để tăng năng lượng nhanh chóng. Do đó, bạn nên áp dụng các phương pháp thư giãn như yoga, thiền định hoặc đọc sách có thể giúp giảm stress và cải thiện giấc ngủ, từ đó giảm nhu cầu tiêu thụ đường không cần thiết.
Trên đây là tổng những thông tin chi tiết, giúp bạn hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa đường và các bệnh mãn tính. Từ đó, có thể áp dụng những biện pháp phù hợp để kiểm soát lượng đường tiêu thụ. Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào về chủ đề trên, đường ngần ngại liên hệ trực tiếp cho Hyro để được giải đáp chi tiết.
Xem thêm:
Ngày nay, nước ngọt đã trở thành thức uống quen thuộc của nhiều người. Tuy nhiên, để tạo nên hương vị ngọt ngào, bổ sung năng lượng hiệu quả, những…
Trong những năm gần đây, nhận thức của người tiêu dùng về tầm quan trọng của sức khỏe ngày càng được nâng cao. Điều này đã thúc đẩy một xu…
Trên thị trường hiện nay, các loại thực phẩm chế biến sẵn ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, ẩn sau lớp bao bì bắt mắt là lượng đường…