Uống nước ngọt không đường giúp cơ thể tỉnh táo và giải khát nhanh chóng nên được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên cũng có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống nước ngọt không đường quá nhiều sẽ không mang lại lợi ích cho sức khỏe. Câu hỏi đặt ra là có nên uống nước ngọt không đường không? Có tốt cho sức khỏe và lưu ý khi sử dụng? Hãy cùng HYRO Energy tìm hiểu câu trả lời ngay sau đây.
Nước ngọt không đường có thành phần cơ bản tương tự nước ngọt có đường nhưng thay thế đường bằng các chất làm ngọt nhân tạo hoặc chất thay thế đường để giảm lượng calo. Dưới đây là các thành phần chính thường thấy trong nước ngọt không đường:
Aspartame
Sucralose
Acesulfame potassium (Acesulfame K)
Stevia hoặc erythritol (các chất thay thế tự nhiên trong một số nước ngọt không đường)
Tuy uống nước ngọt có thể giúp giúp cải thiện tinh thần và tăng cường sự tỉnh táo. Nếu bạn uống nước ngọt không đường với lượng hợp lý sẽ không gây hại cho sức khỏe và có thể mang lại một số lợi ích nhất định. Tuy nhiên, cần tránh lạm dụng nước ngọt không đường vì sẽ không tốt cho sức khỏe. Cụ thể:
Nước ngọt không đường chứa soda hoặc nước có ga, có thể tăng nguy cơ xói mòn răng và loãng xương. Một nghiên cứu trên răng người cho thấy axit phosphoric có thể gây xói mòn nhẹ men răng. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc uống nước có ga hàng ngày có thể làm giảm mật độ khoáng xương từ 3,7% đến 5,4%.
Mặc dù được quảng cáo là không có đường, nhưng các chất thay thế đường không phải là lựa chọn tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống đồ uống có chứa chất làm ngọt nhân tạo có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ thường xuyên các chất làm ngọt nhân tạo như aspartame và sucralose có thể dẫn đến tình trạng viêm, thay đổi quá trình chuyển hóa đường và lipid, góp phần làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch.
Nước ngọt có chứa axit photphoric, có thể làm giảm chức năng thận khi tiêu thụ quá mức. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng uống nước ngọt không đường liên tục có thể dẫn đến sự suy giảm chức năng thận theo thời gian, tăng nguy cơ phát triển các bệnh thận mạn tính.
Khi uống nhiều nước ngọt có thể làm thay đổi cân bằng vi khuẩn trong đường ruột. Những chất tạo ngọt này có thể thúc đẩy sự phát triển của các loại vi khuẩn không có lợi, làm suy giảm hệ vi sinh vật tự nhiên và làm giảm khả năng kiểm soát đường huyết của cơ thể.
Những loại nước ngọt ít đường thường có chứa axit như axit citric hoặc axit photphoric để tạo vị chua và bảo quản lâu. Axit này có thể gây kích ứng dạ dày và dẫn đến buồn nôn nếu uống nhiều. Ngoài ra, trong nước ngọt có ga chứa CO2, tạo ra bọt khí. Khi uống nhiều nước ngọt kể cả không đường, khí CO2 có thể gây chướng bụng, đầy hơi và cảm giác buồn nôn ở một số người dạ dày yếu.
Nước ngọt không đường chứa chất ức chế nấm mốc như natri benzoat hoặc kali benzoat. Những hóa chất này có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến DNA trong ty thể, làm chúng mất chức năng hoàn toàn. Chất bảo quản này cũng có thể gây phát ban, hen suyễn và các tình trạng dị ứng khác.
Với độ pH 3,2, nước ngọt không đường có tính axit rất cao, dễ dàng hòa tan men răng. Những người uống nhiều nước ngọt thường bị sâu răng, mất nhiều răng hơn và phải trám răng nhiều hơn.
Người giảm cân thường tìm kiếm nước ngọt nào ít đường nhất để không ảnh hưởng đến cân nặng. Vậy uống nước ngọt không đường có thể giảm cân không? Uống nước ngọt không đường có thể giúp hạn chế tăng cân thay vì uống nước ngọt có đường. Tuy nhiên, kết quả giảm cân còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, bao gồm chế độ ăn uống tổng thể, hoạt động thể chất và thói quen sinh hoạt.
Mặc dù nước ngọt không đường giúp giảm lượng đường tiêu thụ, nhưng aspartame lại có thể khiến bạn cảm thấy đói và thèm ăn hơn, dẫn đến việc tiêu thụ nhiều thực phẩm hơn. Vì vậy, uống nước ngọt không đường không phải là cách giúp giảm cân hiệu quả. Ngoài ra, các chất làm ngọt nhân tạo trong nước ngọt không đường có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và hệ vi sinh vật đường ruột, có thể gây khó khăn cho việc giảm cân lâu dài.
Tóm lại, uống nước ngọt không đường chỉ có thể hỗ trợ giảm cân nếu bạn sử dụng một cách hợp lý và kết hợp tập luyện thể thao và lối sống lành mạnh.
Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), các chất aspartame và saccharin được sử dụng trong nước ngọt không đường được coi là phụ gia an toàn. Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) cũng xác nhận rằng nước ngọt có ga không đường nằm trong danh sách thức uống an toàn và có thể thay thế nước ngọt có đường.
Tuy nhiên, thói quen uống nước ngọt không đường thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Các chất làm ngọt nhân tạo trong nước ngọt không đường có thể kích thích vị giác, gây thèm ăn nhiều hơn, đặc biệt là đồ ngọt. Điều này có thể ảnh hưởng đến vi khuẩn ruột, làm rối loạn quá trình chuyển hóa glucose, tăng nguy cơ thừa cân, béo phì và bệnh tiểu đường.
Vì vậy, những người mắc bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ và các chuyên gia trước khi sử dụng các sản phẩm nước ngọt không đường.
Mặc dù nước ngọt không đường có thể là một lựa chọn thay thế cho nước ngọt có đường, nhưng để đảm bảo không gây hại cho sức khỏe, bạn cần tuân theo một số nguyên tắc sau:
Nếu bạn thích nước ngọt nhưng vẫn muốn hạn chế tiêu thụ đường và calo vào cơ thể thì có thể thử ngay nước HYRO Energy không bổ sung đường. Với công thức đặc biệt, loại nước này không chỉ giúp bạn giảm thiểu việc hấp thu đường, mà còn cung cấp nguồn năng lượng sạch, giúp bạn duy trì sự tỉnh táo và sảng khoái suốt cả ngày dài. Tuy nhiên, dù có nhiều lợi ích, bạn cũng không nên lạm dụng bất kỳ loại nước ngọt không đường nào. Hãy sử dụng một cách hợp lý để tận dụng tối đa những lợi ích mà sản phẩm mang lại nhé!
Trên đây, Hyro Energy đã chia sẻ các thông tin về nước ngọt không đường và giải đáp thắc mắc uống nước ngọt không đường có tốt không. Uống nước ngọt không đường một cách hợp lý sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe, giúp tăng năng lượng, tăng sự tập trung tức thời. Hy vọng bài viết này đã mang lại những kiến thức bổ ích, giúp bạn xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh hàng ngày.
Xem thêm:
Ngày nay, trong các hoạt động thể thao, nước tăng lực không đường đang dần trở nên phổ biến với các vận động viên trong quá trình thi đấu và…
Đối với người mắc bệnh tiểu đường, việc duy trì mức đường huyết ổn định là chìa khóa để ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra…
Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng các sản phẩm giải khát không có chứa calo ngày càng tăng cao. Do đó, hàng loạt các thương hiệu nước…