Đường bổ sung từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều người. Nguyên liệu này có mặt trong nhiều loại thực phẩm quen thuộc như bánh kẹo, gia vị, nước ngọt,..Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều đường bổ sung lại gây ra vô số vấn đề nghiêm trọng đối với cơ thể. Cùng HYRO tìm hiểu thông tin chi tiết về tác động của đường bổ sung đến sức khoẻ tổng thể dưới đây để biết cách kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể mỗi ngày hiệu quả hơn.
Đường bổ sung (added sugar) là chất tạo ngọt được tổng hợp từ acid aspartic và phenylalanine, thường được thêm vào trong quá trình chế biến thực phẩm để tạo vị ngọt, cải thiện màu sắc, hình thức và kéo dài thời hạn sử dụng.
Khác với đường tự nhiên có trong trái cây và sữa thường đi kèm các chất dinh dưỡng có lợi như chất xơ, protein, vitamin và khoáng chất, đường bổ sung không chứa bất kỳ thành phần dinh dưỡng nào có giá trị. Loại đường này phổ biến trong nhiều thực phẩm chế biến sẵn như nước ngọt, nước tăng lực, đồ uống thể thao, nước trái cây, kẹo, bánh quy, bánh ngọt, bánh nướng, kem và sữa chua đông lạnh.
Việc tiêu thụ đường bổ sung quá mức có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với sức khoẻ như:
Chế độ ăn nhiều đường có thể khiến cho cơ thể kháng lại hormone leptin. Khi leptin bị kháng, não bộ không còn nhận được tín hiệu báo no đúng lúc, khiến chúng ta khó kiểm soát được lượng thức ăn nạp vào. Hậu quả là việc ăn uống trở nên vô độ, dẫn đến tình trạng tăng cân không kiểm soát và nguy cơ béo phì ngày càng cao.
Không dừng lại ở đó, việc tiêu thụ nhiều đường liên tục còn làm suy giảm khả năng đáp ứng insulin của cơ thể. Khi lượng đường trong máu cao, insulin sẽ không hoạt động hiệu quả, hoặc cơ thể sẽ phản ứng bằng cách giảm sản xuất hormone insulin. Điều này dẫn đến tình trạng kháng insulin và tăng glucose máu, đây là những yếu tố chính gây bệnh tiểu đường type 2.
Lượng đường dư thừa trong cơ thể còn có khả năng phá vỡ cân bằng cholesterol trong cơ thể, làm tăng LDL (cholesterol xấu) và giảm HDL (cholesterol tốt), đồng thời khiến mỡ máu triglyceride tăng cao. Không chỉ vậy, nó còn ức chế hoạt động của các enzyme bảo vệ, từ đó làm suy yếu khả năng tự bảo vệ của tim trước các tổn thương.
Quá trình tiêu thụ đường quá mức không chỉ dẫn đến béo phì mà còn kích hoạt các phản ứng viêm, nhiễm trùng và làm tăng lượng chất béo trung tính trong cơ thể, từ đó gây ra nhiều vấn đề tim mạch nguy hiểm như xơ vữa động mạch và tăng huyết áp.
Những người có thói quen sử dụng nhiều đường không chỉ có nguy cơ cao hơn trong việc phát triển bệnh tim và các biến chứng mạch vành, mà còn đối mặt với nguy cơ đột quỵ tăng cao đáng kể so với nhóm tiêu thụ ít đường.
Đường là nguồn dinh dưỡng chính cho vi khuẩn trong miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển sản xuất axit làm hại men răng. Trong đó, việc thường xuyên tiêu thụ đồ uống có đường, trái cây sấy, kẹo, và chocolate là những nguyên nhân gây hại cho răng phổ biến. Để bảo vệ răng sau khi ăn ngọt, hãy súc miệng với nước hoặc uống một ít sữa, giúp trung hòa axit hiệu quả.
Nghiên cứu từ Đại học Y UCLA chỉ ra rằng tiêu thụ quá nhiều đường, đặc biệt là fructose, có thể gây tác động xấu đến não bộ và sức khỏe tinh thần. Cụ thể, lượng fructose cao làm chậm hoạt động não và suy giảm trí nhớ thông qua cơ chế đề kháng insulin một hormone quan trọng điều hòa chức năng thần kinh não bộ.
Khi lượng đường trong máu tăng cao bất thường, nó không chỉ gây nghiện và tạo cảm giác thèm ăn ngọt mà còn làm suy giảm khả năng tập trung, xử lý thông tin và kiểm soát cảm xúc, dễ gây cáu gắt và lo âu. Mặc dù não cần glucose để hoạt động, nhưng việc nạp quá nhiều đường sẽ khiến não bộ bị quá tải, từ đó có thể dẫn đến trầm cảm nếu tình trạng này kéo dài.
Tiêu thụ đường bổ sung quá mức có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Khi nồng độ đường trong máu cao sẽ kích hoạt phản ứng viêm mãn tính, làm suy yếu khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.
Đặc biệt, đường bổ sung còn ức chế hoạt động của tế bào bạch cầu, khiến hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả và tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng. Tình trạng viêm mãn tính do đường gây ra không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe trong ngắn hạn mà còn có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng trong tương lai nếu không được kiểm soát kịp thời.
Giảm tiêu thụ đường bổ sung mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm:
Để hạn chế tiêu thụ đường bổ sung, bạn có thể thực hiện một số biện pháp hiệu quả dưới đây. Những bước này không chỉ giúp bạn kiểm soát lượng đường mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể.
Để chăm sóc sức khỏe toàn diện, bạn nên ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm chưa qua chế biến như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và protein từ thực vật hoặc động vật. Những thực phẩm này không chỉ cung cấp đường tự nhiên mà còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, giúp cơ thể hấp thụ đường một cách từ từ và ổn định.
Khi cần thêm vị ngọt cho món ăn hoặc đồ uống, hãy thử các loại đường thay thế như stevia, erythritol hoặc đường từ trái cây (như mật ong hoặc siro cây phong). Những lựa chọn này thường có chỉ số glycemic thấp hơn và ít calo hơn so với đường trắng.
Ngoài ra, nếu bạn cần bổ sung năng lượng tức thời, tăng cường sự tỉnh táo, tập trung nhanh, nước tăng lực không bổ sung đường HYRO Energy sẽ là giải pháp tuyệt vời dành cho bạn. Với sự kết hợp của các vitamin B3, B5, B6 và B12, HYRO Energy không chỉ cung cấp năng lượng tức thì mà còn giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi, đồng thời mang lại trải nghiệm uống ngon miệng mà không lo ngại về lượng đường bổ sung.
Khi mua sắm thực phẩm, hãy kiểm tra nhãn dinh dưỡng để phát hiện các dạng đường ẩn như glucose, fructose, sucrose và corn syrup. Những thành phần này có thể xuất hiện trong nhiều sản phẩm chế biến sẵn mà bạn không ngờ tới. Nhờ đó, bạn sẽ dễ dàng tìm được những thực phẩm an toàn, phù hợp hơn để chăm sóc sức khỏe.
Nước ngọt có ga và các món ăn vặt chế biến sẵn thường chứa lượng đường bổ sung rất cao. Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, hạn chế bệnh lý mãn tính, bạn nên thay thế bằng nước lọc hoặc nước trái cây tươi không thêm đường để giảm thiểu lượng đường nạp vào cơ thể.
Giữ cơ thể luôn có đủ lượng nước cần thiết bằng cách uống đủ nước mỗi ngày. Nước lọc là lựa chọn tốt nhất để giữ cơ thể luôn được cung cấp độ ẩm. Bạn cũng có thể thử nước trái cây tươi hoặc trà thảo mộc không đường để thay đổi khẩu vị mà vẫn giữ được sức khỏe.
Việc hiểu rõ những tác động của đường bổ sung đến sức khoẻ tổng thể sẽ giúp bạn dễ dàng giảm thiểu lượng đường bổ sung trong chế độ ăn uống hàng ngày. Đồng thời, biết cách xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp, góp phần cải thiện sức khoẻ tổng thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan. Ngoài ra, nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào về chủ đề trên, đừng ngần ngại liên hệ trực tiếp cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí bởi chuyên gia.
Xem thêm:
Ngày nay, trong các hoạt động thể thao, nước tăng lực không đường đang dần trở nên phổ biến với các vận động viên trong quá trình thi đấu và…
Đối với người mắc bệnh tiểu đường, việc duy trì mức đường huyết ổn định là chìa khóa để ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra…
Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng các sản phẩm giải khát không có chứa calo ngày càng tăng cao. Do đó, hàng loạt các thương hiệu nước…